Tác động Tranh chấp Biển Đông Việt Nam – Trung Quốc (2011)

Phản ứng quốc tế

Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phát biểu: "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp", "Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không".[32]

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á tại Thượng viện và từng là Bộ trưởng Hải quân, cùng với James Inhofe, vào ngày 13 tháng 6 đã đưa ra một nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực trong việc tranh chấp chủ quyền. Nghị quyết đặc biệt nhắc đến vụ Bình Minh 02 và Viking II cũng như một cuộc đụng độ khác giữa Trung QuốcPhilippines.[33][34]

Ngày 17 tháng 6, MỹViệt Nam đã ra thông cáo chung sau vòng Đối thoại về chính trị, an ninh-quốc phòng Việt- Mỹ lần thứ 4 diễn ra tại Washington D.C., kêu gọi "duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông" và "không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp".[21]

Bộ Ngoại giao Singapore, một quốc gia không có tranh chấp chủ quyển trong khu vực, kêu gọi Trung Quốc "tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông với mức độ chính xác hơn bởi vì sự thiếu rõ ràng hiện nay của họ đã gây ra mối quan ngại nghiêm trọng trong cộng đồng hàng hải quốc tế".[35]

Truyền thông

Với sự kiện này, các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam như báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, VNExpress, Vietnamnet,... đều viết bài, giật tít đăng tin về vụ tàu Bình Minh 02 và đều có thái độ chỉ trích nặng nề đối với hành động cắt cáp thăm dò của phía Trung Quốc, khẳng định hành động của Trung Quốc là "ngang ngược", xâm phạm chủ quyền Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Nhận xét về câu "Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam" của bà Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo ngày 29 tháng 5, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc thách thức: "Nếu Việt Nam thực sự sẵn sàng làm mọi việc cần thiết, cứ việc thử sức mình xem".[36] Tờ báo này nói "Trung Quốc là nước lớn, sức mạnh hơn hẳn Việt Nam", nhưng "luôn tìm cách tránh leo thang xung đột", "không muốn ép buộc Việt Nam", tuy nhiên "sự kiềm chế của Trung Quốc không phải là không có giới hạn".[36]

Theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bản online ngày 31/5 trong bài "Chuyên gia: Việt Nam có ý đồ gây hấn trên Biển Đông, Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi" thì nguyên nhân xa của việc cắt cáp tàu Bình Minh 02 là do "Việt Nam thường có thái độ kích động, liên tục khai thác dầu khí ở vùng tranh chấp và di dân ra các đảo tranh chấp khiến Trung Quốc không thể nhịn được nữa".[37]

Báo chí nước ngoài mô tả đây là sự leo thang của căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước liên quan, gồm Việt Nam, Philippines.[9][38]

Ngày 11 tháng 6, Nhật báo Hoàn Cầu do Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản đã đăng 1 bài xã luận chỉ bằng tiếng Hoa, trong đó nói Việt Nam đang áp dụng "chủ nghĩa dân tộc ở hình thức thấp kém nhất để tạo ra sự thù địch mới giữa hai nước".[39] Báo này nhấn mạnh Trung Quốc "luôn tôn trọng các nước nhỏ", nhưng khi một nước nhỏ lại "tìm cách tống tiền Trung Quốc" thì người dân Trung Hoa "một mặt cảm thấy tức giận, mặt khác cảm thấy buồn cười nữa".[39] Bài xã luận được kết luận: "nếu Việt Nam tưởng rằng càng gây rối thì càng hưởng lợi thì hãy đọc lại lịch sử".[39]

Một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng nguyên nhân Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ hơn trước về tranh chấp trên Biển Đông là vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái, lạm phát gia tăng, dẫn đến tình trạng bất mãn, và chính quyền Việt Nam cần một kẻ thù bên ngoài để người dân Việt Nam quên đi các vấn đề trong nước.[40][41]

Ngày 21 tháng 6, Hoàn Cầu Nhật báo phiên bản tiếng Anh đăng một bài xã luận với tựa đề "Trung Quốc phải phản ứng đối với khiêu khích của Việt Nam", trong đó kêu gọi Trung Quốc phải chuẩn bị hai kế hoạch: một là "đàm phán với Việt Nam để đi đến một giải pháp hòa bình", và hoặc là "đối trả sự khiêu khích của Việt Nam bằng các đòn đánh chính trị, kinh tế, và ngay cả quân sự".[42] Đồng thời, tờ báo kêu gọi Trung Quốc phải nói rõ nếu có đánh trả Việt Nam thì Trung Quốc sẽ chiếm lại những hòn đảo mà Việt Nam đang chiếm đóng.[42]

Phản ứng của người dân

Đã có các phản ứng được cho là tự phát của người dân, doanh nghiệp kêu gọi tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc tại Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chi Minh vào ngày chủ nhật 5 tháng 6, bỏ các tour du lịch Trung Quốc hoặc không phục vụ du lịch khách Trung Quốc thăm Côn Đảo, đề xuất sử dụng ngoại giao nhân dân...[43][44][45][46]

Ngày 7 tháng 6, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa)[23] và các vùng lãnh hải lân cận".[47] Bắc Kinh cũng thúc giục Việt Nam phải có "những nỗ lực nghiêm túc" nhằm giải quyết "tình trạng giận dữ" quanh vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi hàng trăm người tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.[47]

Theo một cuộc thăm dò ý kiến trên Internet của tờ Văn vị Báo, tờ báo Hồng Kông được cho là có lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên 85% người tham gia cho rằng họ phản đối lập trường của Việt Nam trong vụ tranh chấp.[48]

Các đợt biểu tình chống Trung Quốc

Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề. Bạn cũng có thể cải thiện bài này, thảo luận về vấn đề trên trang thảo luận, hoặc là tạo bài viết mới nếu thích hợp.
Một phần quang cảnh đợt biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 10 diễn ra vào ngày 14 tháng 8 năm 2011 tại hồ Hoàn Kiếm.

Theo tường thuật của đài BBC Việt ngữ thì diễn biến các đợt biểu tình chống Trung Quốc như sau:

Ngày 5 tháng 6, nhiều người tụ tập tại Hà Nộithành phố Hồ Chí Minh biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.[49] Họ tụ tập trước cửa Đại sứ quánLãnh sự quán Trung Quốc, mặc áo T-shirt màu đỏ có sao vàng, hát quốc ca mang theo các khẩu hiệu "Phản đối Trung Quốc gây hấn", "Trung Quốc hãy chấm dứt việc xâm lược biển đảo của Việt Nam" và bày tỏ quan điểm rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đám đông tụ họp được gần nửa tiếng, tới khoảng gần 8:45 phút sáng thì bị công an giải tán.[49] Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói với BBC: "Đây là hành động tự phát của người dân", nhưng "không nên, dù đây là bắt nguồn từ lòng yêu nước".[49] Theo Thông tấn xã Việt Nam, đây là do sự tụ tập tự phát của một số ít người Việt yêu nước, và sau khi được các đoàn thể chức năng chính quyền Việt Nam giải thích họ đã giải tán, và Thông tấn xã Việt Nam cho rằng thông tin họ "biểu tình phản đối Trung Quốc" là "sai sự thật".[50]

Ngày 12 tháng 6, một số người lại tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nộithành phố Hồ Chí Minh.[51] Họ mặc áo đỏ sao vàng vốn thường được dùng lúc đi xem đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu, mang theo các biểu ngữ "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm lấn biển Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc gây hấn Việt Nam", "Trung Quốc hãy thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC"... và cả chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với hàng chữ "Quân đội Nhân dân Việt Nam muôn năm".[51] Công an đã phân tán đoàn biểu tình làm nhiều nhóm nhỏ. Sau khi bị phân tán, đến khoảng sau 11 giờ hoạt động cũng chấm dứt.[51]

Đạo diễn điện ảnh, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn nói với BBC là ông đã bị công an bắt đưa về đồn khi đang cùng khoảng 300 người biểu tình đi xung quanh Hồ Hoàn Kiếm.[52] Nhưng sau khi gọi điện cho Trung tướng Hữu Ước, Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, nơi ông vẫn thường xuyên cộng tác viết bài, thì đạo diễn Đỗ Minh Tuấn được thả ra.[52]

Ngày 19 tháng 6, lại có biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba.[20] Cũng như 2 lần trước, cuộc biểu tình diễn ra vào ngày chủ nhật, và hàng trăm người tụ tập trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội với các biểu ngữ như "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Trung Quốc hãy chấm dứt xâm lược lãnh thổ Việt Nam"... Theo BBC, trong số những người biểu tình có các nhân vật được nhiều người biết đến như tiến sĩ Nguyễn Quang A, bác sĩ Phạm Hồng Sơnluật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Cù Huy Hà Vũ[20] - người được cho là tù nhân lương tâm.[53]

Theo BBC, cho đến ngày 3 tháng 7, các đợt biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đã kéo dài đến tuần thứ 5 liên tiếp.[54] Trong đợt biểu tình lần thứ 6 diễn ra vào chủ nhật ngày 10 tháng 7, công an Việt Nam đã tạm giữ hàng chục người, bao gồm cả phóng viênnhà báo làm việc cho các hãng thông tin nước ngoài như AP, NHKAsahi Shimbun của Nhật.[55][56] Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) đã lên tiếng chỉ trích, lên án Việt Nam về sự việc trên.[55][56]

Theo BBCRFA, đợt biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 7 diễn ra vào ngày 17 tháng 7 cũng đã bị công an giải tán một cách "thô bạo", một số người được cho là đã bị công an đánh trước khi thả ra.[57][58][59] Việc ngăn cản biểu tình này diễn ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đi thăm Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 6 và thống nhất với Trung Quốc tăng cường "định hướng dư luận" nhằm tránh có những lời lẽ và hành động có thể gây phương hại tới "quan hệ hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau" giữa nhân dân hai nước.[29]

Chủ nhật ngày 24 tháng 7 đã diễn ra đợt biểu tình lần thứ 8 liên tiếp.[60] Có đến hàng trăm người tham gia tại Hà Nội, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức và thanh niên.[60] Đoàn biểu tình ủng hộ báo Đại Đoàn Kết vì đã kêu gọi vinh danh các binh sĩ Việt Nam hy sinh khi chiến đấu chống Trung Quốc tại Hoàng Sa năm 1974 (Hải chiến Hoàng Sa 1974) và Trường Sa năm 1988 (Hải chiến Trường Sa 1988.[60] Họ cũng hô khẩu hiệu phản đối trước trụ sở báo Hà Nội Mới vì tờ báo này đã đăng bài ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu, người đã có công với Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979.[60]

Sau 10 tuần biểu tình liên tục, vào ngày 18 tháng 8, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức yêu cầu người dân "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".[61] Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, các cuộc biểu tình sau này là do "các thế lực chống đối nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô" và "những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại".[62][63]

Ngày 21 tháng 8, nhiều người vẫn tiếp tục biểu tình, bất chấp lệnh cấm của Ủy ban Nhân dân Hà Nội. Công an đã bắt giữ ít nhất 15 người.[64]

Các cuộc tấn công trên mạng

Nhiều trang mạng của Trung Quốc, một số website của chính phủ Trung Quốc với đuôi gov.cn bị các hacker Việt Nam đột nhập, đánh phá và gửi lên đó các thông điệp khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.[65][66] Đến ngày 9 tháng 6, vài trang web như của chính quyền thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang vẫn còn tê liệt.[66]

Ngày 8 tháng 6, hàng loạt website Việt Nam bị tấn công,[67] để lại các thông điệp bằng tiếng Trung Quốc, hình ảnh quốc kỳ[68] và cả quốc ca Trung Quốc.[66][68] Vài ngày sau, con số trang web của Việt Nam bị tấn công lên tới 1500,[69] bao gồm website của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,[70] Ban Quản trị Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa,[66] trang web của các cơ quan, đơn vị bộ ngành có tên miền gov.vn, Trung tâm Biên, Phiên dịch Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam,[66] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,[66] các công cụ tìm kiếm, và cả của các doanh nghiệp.[69] Đây được cho là hành động trả đũa của hacker Trung Quốc sau khi các website của họ bị hacker tấn công vào ngày 2 tháng 6.[66][68]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tranh chấp Biển Đông Việt Nam – Trung Quốc (2011) http://english.cntv.cn/program/dialogue/20110622/1... http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/articleTyp... http://www.atimes.com/atimes/China/MF24Ad01.html http://www.voanews.com/english/news/asia/southeast... http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-dri... http://paper.wenweipo.com/2011/06/22/YO1106220008.... http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-1... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/05/muc-do-ga... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/my-len-ti... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/tau-trung-q...